Phân loại Ca_dao_Việt_Nam

Theo đặc điểm và nội dung

  • Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em và không có tác giả như . Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em và loại gắn với trò chơi của trẻ em. Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa đứt cươngBa vương ngũ đế...
  • Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động. Trời mưa trời gió đùng đùngBố con ông Nùng đi gánh phân trâuĐem về trồng bí trồng bầuTrồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
  • Ca dao ru con: hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn. Cái ngủ mày ngủ cho lâuMẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
  • Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân. Dập dìu cánh hạc chơi vơiTiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đôKhi đi nhớ cậu cùng côKhi về lại nhớ cá rô Tổng Trường
  • Ca dao trào phúng, bông đùa.Lỗ mũi mười tám gánh lôngChồng yêu chồng bảo râu rồng trời choĐêm nằm thì ngáy o oChồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhàĐi chợ thì hay ăn quàChồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơmTrên đầu những rác cùng rơmChồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
  • Ca dao trữ tình.
Hỡi cô tát nước bên đàngSao cô lại múc trăng vàng đổ đi?Ước gì sông rộng một gangBắc cầu dải yếm để chàng sang chơi
  • Ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

"Thân em cúc mọc bờ rào, 

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông."

Ca dao biết tên tác giả

Ngoài những bài ca dao cổ không biết tên tác giả, ở Việt Nam còn có những câu thơ lục bát hay và phổ biến:

  • Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.Hỡi cô tát nước bên đàngSao cô lại múc trăng vàng đổ đi.